Khái quát về Văn Hóa Việt

                    cho giới trẻ  Việt xa quê hương

                                                                                     Nguời  viết : PXK

Văn hóa của một dân tộc là  những thể cách sinh hoạt  của những người thuộc dân tộc ấy.   Những thể cách sinh  hoat nào đă vào nề nếp th́ được gọi là những phong tục tập quán

( customs, habits).Phong  là nề nếp đă lan truyền rộng răi, c̣n tụcthói quen lâu đời .

Những thể cách sinh hoạt thuộc về mấy loại sinh hoạt?

Thưa có 3 loại sinh hoạt:

-          Sinh hoạt tâm linh

-          Sinh hoạt  sinh vật lư

-          Sinh hoạt  Xă hội

   

I-    Sinh hoạt tâm linh

Sử và khoa Nhân Chủng học cho biết  từ đời Hồng Bàng  người Cổ Việt  đă sống bằng nghề nông .    Nghề nông là một nghề rủi may v́ lệ thuộc vào thời tiết.   Năm nào mưa thuận gió ḥa  th́ mùa màng tốt tươi, năm nào   hạn hán,  lụt lội, băo táp th́  mùa màng  mất toi, con người bị đói khát. Chính v́ lư do nêu trên, mà người Cổ Việt đă nghĩ đến ông Trời , cầu Trời  mà đạo Thờ Trời được h́nh thành.    Nghề nông  lại   nặng nhọc,  cần đông người giúp đỡ nhau, v́  thế  chế độ phụ hệ  và đại gia tộc từ từ  được h́nh thành.  Tài sản gia đ́nh được kiến tạo từ đời cha đến  đời con, rồi đến  đời cháu. V́ vậy sự biết ơn ông bà rồi cha mẹ  dẫn đến đạo  Tôn Sùng Tổ Tiên.  Về  đạo thờ trời tôn kính tổ tiên  người Việt  có những phong tục tập tục  đối với Trời,  đối với  cha mẹ  c̣n sống,  và cha mẹ đă qua đời.

Đối  với Trời, tục lễ Đàn Nam Giao  

Thời Phong Kiến , vua  tự nhận ḿnh là ThiênTử  nên nhận lấy nhiệm vụ thờ Trời.  Mỗi năm một lần Vua  tổ  chức lễ  tế tự Trời.  Đàn Nam Giao  được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1806 ở phía nam kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân. Trong khu vực Đàn Nam Giao  vua cho  xây  ṭa nhà Trai Cung. Trai Cung dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế  Trời  vài ngày.

Lễ Hội Tế Nam Giao chính là  ngày  vua  đại diện dân  tế lễ Trời, cám ơn Trời và cầu xin Trời phù hộ cho đất nước, cho mọi người dân  được an cư lạc nghiệp

 

Đối với Tổ Tiên, tục  tảo mộ và cúng cơm.

Các gia đ́nh  thường tụ họp ở nghĩa trang để sửa sang, quét dọn phần mộ của tổ tiên và những thân quyến quá cố. Họ đem hương hoa lễ vật bầy  ở  mộ và cung thỉnh hương hồn những người quá văng về nhà ăn Tết cùng với con cháu. Riêng người theo đạo Thiên Chúa dù là người miền Bắc, dù là người miền Nam c̣n có tục dành trọn ngày mồng hai Tết cho tổ tiên đă khuất bóng. xin Thiên Chúa chóng đem linh hồn các vị về hưởng nhan thánh Thiên Chúa

Tục cúng cơm. Tục này kéo dài suốt trong các ngày Tết cho tới ngày hạ nêu. Họ bày ra các thức ăn và trái cây trên bàn thờ Tổ Tiên,. Những món ăn ngon nhất, lạ nhất này, con cháu chỉ được ăn sau khi đă cúng .

 
   

II -  Sinh hoạt  sinh  vật lư

 Các  từ ngữ kép:  ăn uống, ăn làm, ăn chơi, ăn  ở, ăn nói,  ăn học , ăn mặc    Từ những từ ngữ này chúng ta nhận ra được nhửng thể cách sinh hoạt : 

1.   Ăn  Uống

Tập tục về  Ăn  Uống:

  1/- Bữa ăn có mâm cơm đặt giữa chiếu hay trên bàn là bữa ăn chính

Chỗ ăn cơm

Chỗ đó có thể là cái phản gỗ kê bằng đôi mễ, sang th́ có sập gụ rải chiếu hoa. Khi ngồi chiếu trên phản, th́ ngồi xếp bằng tṛn hay ngồi chân cao chân thấp Những kiểu ngồi như thế có vẻ nhiêu khê, nhưng thực ra lại rất đơn giản, v́ được nhắc nhở từ tấm bé, thành quen thuộc,. Giữa chiếu đặt mâm cơm.

Chỗ ngồi cũng có thể là ghế tràng kỷ, chơng tre hoặc bộ ghế với 6 hoặc 8 ghế có tựa được đặt quanh bàn .Trên bàn đặt mâm cơm. Ngồi quanh bàn là những gia đ́nh công chức đă ảnh hưởng văn hóa phương Tây, số này đầu tiên rất ít, sau mới đông dần lên.

Dụng cụ ăn uống

-   Chén (bát) để ăn cơm, ăn chè, và đựng nước chấm.

-    dùng ăn bún, cháo, múc canh.

-    Đĩa để dọn món xào hoặc kho nấu khô và thường tŕnh bày các món cá hấp.

-   Liễn chứa cơm.

 Tiềm để các món gà, vịt, bồ câu tiềm.

-   Đũa thông dụng là đũa tre. Gia đ́nh có của sử dụng đũa gỗ Mun hoặc Ngà voi. Việc dọn bày món ăn tuy không quy định nhưng cũng đă thành nếp quen: Chè nước múc ly, chè sen múc chén sứ, cơm hến dọn tô đất, đậu hũ múc chén con rồng xanh

  2/-Cách ăn có một số quy định

Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam. Vào mâm, bát nước chấm để giữa .  Đũa được so ra dăm bảy đôi, để vào các khe bát,. Nếp sinh hoạt này đă có hàng ngh́n năm không ít. Hầu như người Việt đều tuân thủ một cách tự nguyện, vui vẻ và nghiêm ngặt, trở thành thói quen, thành nếp sống không cần ai nhắc nhở nữa:
a- Người Việt ăn cơm, cơm đựng trong bát, ăn bằng đũa,
cầm th́a để chan canh. Không được một tay vừa cầm đũa vừa cầm th́a. Muốn cầm th́a th́ phải bỏ đũa xuống đă. Cũng không được chéo đũa, nghĩa là có người đang gắp, ḿnh phải chờ cho xong, không nên tranh nhau khiến đĩa có hai ba đôi đũa, bát nước chấm có hai ba miếng chấm.

b-Không dùng dao . Ăn mà cầm dao th́ như là vô phép đối với người bên cạnh.

c- Không dùng muỗng đũa riêng quậy, xới trong thức ăn chung.

d- Cũng không được nói chuyện nhiều làm bắn nước bọt vào mâm cơm.


Riêng ở miền Bắc
th́ không ai được dùng chiếc muôi chung để múc canh mà húp trực tiếp vào đó. Phải múc vào bát riêng của ḿnh. Gắp thức ăn chấm nước chấm, không được kéo rê nó lên các đĩa thức ăn khác (để tránh chuyện ăn mắm tôm chẳng hạn, chấm xong, kéo rê lên đĩa ḷng, nhà có người không ăn được mắm tôm đành chịu không dám ăn ḷng đựng trong đĩa đó nữa). Khi gắp, khi nhai, khi húp, không bao giờ được gây ra tiếng động, như xuỵt xoạp, như gơ bát lanh canh, như vứt cái th́a xuống mâm kêu xoảng.

C̣n ở Huế th́ không ai được với gắp những thức ăn quá tầm tay, nếu muốn gắp miếng ăn ngon cho ḿnh, trước hết phải gắp cho người bên cạnh.. Không được húp canh sùm sụp. V́ món ăn Huế bày biện rất ít, v́ thế, lúc ăn dẫu gặp món ḿnh yêu thích cũng không được gắp quá nhiều lần, tranh hết phần ăn của kẻ khác.

 

   Ăn xong cũng có vài qui định:

.. Tuyệt đối ăn xong không được dựng đứng đũa lên mà “quệt mỏ”. Phải đi lau tay, rửa tay, lau miệng bằng nước, bằng khăn. Người cao tuổi ăn xong, bao giờ con cháu cũng phải có khăn nhúng nước nóng để cụ lau mặt lau tay, điều này là phổ biến.

3/-  Uống : nước vối, nước trà,  rượu đế, rượu cần

 -Cách uống nước: uống thong thả từng ngụm, để thưởng thức hương vị của thức uống thấm

                      vào vị giác

 -nước vối: dùng thường ngày

 -nước trà: dùng tiếp khách          

rượu   đế, rượu cần: dùng đăi khách  trong bữa ăn

 

Bữa cơm gia đ́nh qua bài thơ:

 

            Cha tôi đă dắt trâu vào
           Nghỉ ngơi hút điếu thuốc lào say sưa
           Mẹ tôi đi cất cái bừa
           Dỡ neo cơm nắm c̣n thừa sáng nay
           Cha tôi đi rửa chân tay
           Một ngày mới có lúc này nghỉ chân
           Mâm cơm đă đặt ngoài sân
           Cả nhà sum họp ngồi ăn vui vầy.

 
 

 

2- Ăn   Làm

 

Muốn có cơm ăn th́ phải có gạo. Muốn có gạo th́ phải trồng lúa  Vậy  nghề nông là nghề cơ bản\   

 

   Tập tục về    Nghề  nông

 

Lúa cấy, thường là vụ mùa 6 tháng từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch. Nguồn nước chủ yếu là nhờ vào nước trời mưa, năm nào mưa thuận gió ḥa có đủ nước th́ trúng mùa.

Đầu mùa mưa, nông dân cầy đám mạ. Đám mạ có diện tích bằng 1/10 miếng đất ḿnh có. Cái cầy được trâu hoặc ḅ kéo, cày để úp mặt đất xuống cho chết cỏ, mỗi luống cày ngang độ hai gang tay. Cày đều không để sót (ḷi) một đường nào. Mỗi buổi từ 5 giờ sáng đến 10 giờ cày xong một công đất (1000m2)

Cày xong, người ta bừa cho đất bể ra ( vỡ ra) và trục cho đất nhuyễn ra, lượm cỏ sạch; dùng cái bừa lật ngược răng lên, trâu ḅ kéo đi ṿng khắp mặt đám mạ cho bằng phẳng gọi là trạt, phía dưới cái bừa, người ta để một con cúi ( con cúi là lấy rơm thắt lại như thắt bín (bím). Con cúi này cắt rănh cho nước rỏ xuống, xong là gieo mạ.

Một đám mạ có diện tích 1000m2, phải ngâm 2 giạ lúa (một giạ có 40 lít) và có đám mạ như vậy đủ cấy một mẫu đất(10.000m2). Lúa giống ngâm 24 giờ vớt ra ủ cho lên mộng, mỗi ngày tưới nước lạnh, sau 2-3 ngày lúa lên mộng đều, đem gieo trên đám mạ gọi là gieo mạ, phải giữ cho đám mạ không bị ngập nước. Nếu bất chợt, dùng gàu ṣng tát ra, 5-6 ngày mạ lên cao cho nước vào từ từ…..Sau 1 tháng 20 ngày nhổ mạ.

Trong thời gian một tháng 20 ngày chờ mạ lớn để nhổ, người ta cày bừa, trục, nhổ cỏ ruộng đất  để chuẩn bị cấy. 

Khi đến thời gian cấy, người ta nhổ mạ.   Mạ được nhổ lên để trên cái ghế nhổ mạ dùng dây tranh buộc từng bó. Nông dân dùng cái cộ ván, cộ ván làm bằng cây mù-u, ngang độ 1 m dài 2m5, có phần mỏ phía trước uốn cong lên, cho dễ lướt trên mặt ruộng khi trâu ḅ kéo cộ chở mạ đi. Mạ được giậm từng bó cách nhau độ 3m đều trên mặt ruộng. Hôm sau, một số 2-3 chục người đàn bà, họ tháo từng bó mạ, tách ra từng nắm nhỏ, lại chia ra từng 4-5 tép mạ và cấy xuống, cây lúa cách nhau độ 3 tấc. Một người, một ngày có thể cấy xong 1 công đất (1000m2), 3 ngày sau người ta lội rảo trong đám ruộng để sửa cây lại những cây lúa nổi gọi là giậm lúa.

Vụ lúa mùa: (mùa sớm, mùa trung và mùa muộn), bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.  Vụ lúa mùa (mùa sớm,)sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày như CR203, Q5, KD18. . . Vụ lúa mùa  (mùa trung và mùa muộn), sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 trở lên như Nếp, Dự, Mộc Ttuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại. 

 
 

 

3—Ăn   Chơi :

 

      Tập tục về Ăn Chơi.  Ăn Chơi   gồm có  lễ hội và các tṛ chơi :

 

   1/ - Lễ hội

Lễ hội vào mùa xuân và mùa thu  gặt hái xong, và trong thời gian  chờ  lúa và  ngũ cốc   nảy nở phát triển.  Lễ Hội xoáy vào 3 trọng điểm : Đạo Trời và Tổ Tiên, nông nghiệp, và các vị anh hùng cứu nước.

 

   a- Các lễ hội  về  Đạo Trời và Tổ Tiên  đă được đề cập tới ở  phần Tâm Linh 

 

   b- Các lễ hội  về  Nông Nghiệp   thường diễn ra từ tháng giêng đến tháng ba trong mùa xuân hoặc vào tháng bảy tháng tám trong mùa thu, v́ hai mùa này là những thời tiết quan hệ đến mùa màng trong một năm. Trong các lễ hội này thường có việc tế tự. Lễ hội nào cũng có việc tế tự dưới h́nh thức cầu đảo với Trời cho mưa thuận gío hoà. Tế Tự để cám ơn Trời và cầu đảo để Trời thương . Chung chung th́ lễ hội nào cũng có những nghi lễ : cúng bái, dâng lễ vật, và rước kiệu, rồi sau đó có các tṛ chơi. Lễ hội nào cũng là dịp thi các thổ sản của nông nghiệp

Các Lễ Hội liên hệ với Nông Nghiệp gồm có: Lễ Tịch Điền, Lễ Hội Thánh Gióng,Lễ Hội Chử Đồng Tử Lễ Hội Thần Tản Viên.

 

Lễ Tịch Điền

Lễ Tịch Điền:  cứ đầu mùa xuân, vua đại diện nhân dân ngự đến Đàn Xă Tắc để tế tự các thần đất, thần sông , thần lúa cùng thần tứ thời, Thổ Thần Cốc Thần. Tại các tỉnh, cũng có Đàn Xă Tắc, các quan Bố Chánh thay mặt vua hành lễ. Lễ nghi tế tự đèu theo điển lễ do Chu Công và Khổng Tử quy định. Khi tế xă tắc xong, th́ chính vua hoặc quan khâm mạng cầm cầy để cầy một luốngsở tịch điền ngơ hầu làm hiệu mở đầu nông vụ.

 

Lễ Hội Thánh Gióng: tuyên dương Thánh Gióng thắng giặc Ân. Thánh Gióng biểu tượng cho dân Lạc Việt thời Hùng Vương thứ 6, c̣n giặc Ân biểu tượng cho những trận phong ba băo táp lụt lội nhiều tháng trời. Lễ Hội Thánh Gióng là một dấu ấn đánh dấu các trận lũ lụt băo táp đă chấm dứt , dân Lạc Việt đă phấn đấu chống trả. Từ ngày Lễ Hội này th́ khí hậu ấm áp cây cối rau quả đâm chồi nảy mầm, cây cà nở hoa ai nấy đều hy vọng được ấm no .

 

, Lễ Hội Chử Đồng Tử:   tuyên dương Chử Đồng Tử dùng cây gậy thần cắm xuống đất và che gậy thần bằng chiếc nón lá thần mà lôi cuốn dân Lạc Việt thời Hùng Vương thứ 3 h́nh thành những làng xă   (cây gậy thầncái nón   thần  do Phật Quang tặng ).

Sự kiện Chử Đồng Tử dùng gậy thần, và nón lá thần là biểu tượng sự kiện dân Lạc Việt thời Hùng Vương thứ 3 biết dùng những thân tre và lá cây để đóng cọc đổ đất làm nhà và lợp nhà h́nh thành những làng xă, rồi biết dùng những cọc để be bờ đắp đất dẫn nước vào ruộng và ngăn ngừa nước lụt.

 

Lễ Hội Thần Tản Viên : tuyên dương Thần Tản Viên (SơnTinh). Truyện thần Sơn Tinh (Tản Viên) biểu tượng cho dân Lạc Việt thời Hùng Vương đắp đê ngăn nước lũ lụt hàng năm

 

    c-  Các lễ hội  về  các vị  anh hùng cứu nước

Lễ Hội Đền Hùng. Lễ Hội Hai Bà Trưng, Lễ Hội Hoa Lư, Lễ Hội Đống Đa nhắc nhở cho dân Việt nhớ đến công ơn các tiền nhân lập quốc, khai phá śnh lầy, đắp đê, dẫn thuỷ nhập điền tạo nên chỗ ở, tạo nên những cánh đồng trồng lúa và ngũ cốc nuôi sống dân Việt,. Các lễ hội nhắc nhở dân Việt nhớ đến sự hy sinh cao cả của những tiền nhân đă hy sinh mạng sống bảo vệ quê hương, bảo vệ làng mạc, để cho dân Việt có được đời sống tự do làm ăn, giữ được phẩm giá con người. Các lễ hội kích thích ḷng ái quốc nơi mỗi người Việt trải qua các thời đại để họ sẵn sàng theo gương các bậc tiền nhân chiến đấu bảo vệ quê hương, để họ hănh diện về ṇi giống Lạc Hồng.

LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG  mùng 5-2 âm lịch  

 LỄ HỘI ĐỀN CỔ LOA  từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch

 LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƯ giữa tháng 2 âm lịch ........

 

2/ -Tṛ Chơi:  trong lễ hội

 

Thi thổi cơm Đánh quay Chơi chuyền Thi diều sáo.,  Ô ăn quan,   Mèo đuổi chuột ,   Rồng rắn lên mây   Ném c̣n Đánh roi múa mộc,    Nhún đu,   Kéo co, Đấu vật, ) Bịt mắt bắt dê Kéo cưa lừa xẻ ,Cướp cầu, Đua thuyền ,Thi thơ, Cờ người,    Chọi gà,   Thả đỉa ba ba , Vật cù ,   Kéo chữ ,Thi thả chim, Tùm nụ, tùm nịu ,Nu na nu nống ,Tập tầm vông

Rồi các  điệu  múa :

múa lân, múa rồng, múa sinh tiền, múa bồng.Múa cờ lệnh, múa đánh trống, múa đánh chiêng, múa quạt hầu (Hội Gióng) múa nến, múa tập thể múa gậy,

múa nón (LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ) và múa rốiTrống, Chiêng (LỄ HỘI THÁNH GIÓNG)

Rồi hát:

hát tuồng, .hát đối,.hát ải lao..hát ca trù,hát quan họ, (LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ ( LƯ BÁT ĐẾ ).

 
   

4-   Ăn  

  Từ  ngữ  này  gợi  lên  mái  nhà che nắng che mưa ban ngày cũng như ban đêm.Từ ngữ này khiến chúng ta nghĩ đến  vật liệu làm nhà, kiến trúc nhà cửa, trang trí nhà cửa.

Tập tục về   nhà cửa

Kiến trúc nhà cửa, dân Việt lấy gỗ hay tre làm vật liệu căn bản.  Nhà cửa là một hệ thống  kèo cột rằng rịt lấy nhau có mái nặng đè xuống cho vững. Lấy cột làm chỗ tựa cho mái, chứ không lấy tường như lới kiến trúc của nhiều dân tộc. Vách và tường chỉ dùng để chắn gió mưa, Cột nhà đều tựa trên tảng  đá.   B phận chính của nhà  là 3 gian  và hai hàng cột ở giữa..   Nhà th́ có 4 mái: hai mái chính và hai mái chái.   Nhà nào cũng ít cửa., nên trong nhà  thường tối.  Mặt sau của gian giữa th́ không bao giờ có cửa, v́ đấy là  nơi đặt bàn thờ gia tiên.

Nhà  được cất theo chữ nhất (kiểu nhà của người Quảng Trị) hoặc chữ nhị gồm nhà trước nhà sau ( kiểu nhà của người Quảng Nam) hoặc chữ Đinh (kiểu nhà của ngưởi Quảng Ngăi) Nhà dù kiểu nào th́ kết cáu vẫn gm cột kèo, xiên trính, đ̣n tay rui mè. Có khác chăng chỉ là chất liệu và kiểu trang trí nội ngoại thất căn nhà mà thôi.   Mái nhà  lợp bằng ra, rơm, hoặc bổi, nên nhà củă  mát mẻ trong những thángh mùa hè nóng nực.

Với thời gian gỗ và tre bị mối mọt không bảo quản được, nên từ t  những vật liệu này được thay thế bằng xi măng và gạch ngói.

Trong lối kiến trúc nhà thường dân, cửa sổ là một khung ṿng tṛn có bông sen. Ṿng tṛn biễu hiệu bánh xe luân hi và bông sen  là hai âm hưởng của Phật Giáo được đưa vào kiến trúc. Cửa s có thể là h́nh vuông hay h́nh chữ nhật.


Khi tŕnh độ sản xuất cư dân đă phát triển, nhà ở của các gia đ́nh có quyền thế, giàu sang hay học hành đỗ đạt cao, được  trạm trổ tinh vi, quy mô to đẹp và khang trang. Mỗi nhà có nhà chính, nhà ngang, sân phơi lúa phù hợp với nền sản xuất chung. Trước nhà là sân phơi, tường hoa, b́nh phong cây cảnh... và một cái cổng riêng tạo nên một không gian thoáng mát, kín kẽ, uy nghi và bền vững. Từng ngôi nhà  đă lấy  hướng đ́nh để chuẩn mực định vị hướng nhà.

 
   

5-  Ă n  Nói:

  Từ  ngữ này  gợi  ta nghĩ   đến Ngôn ngữ . Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc.

 Có 6 âm sắc chính là: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng.

Ngôn ngữ  Việt là một ngôn ngữ đơn âm, nhưng những từ ghép cũng có nhiều. Nguyên âm đôi rất thông thường.

Ngôn ngữ  Việt thuộc nhóm M ôn –Kmer , nghĩa là có nhửng âm  na ná với nhiều nhóm dân tộc  mang tên Bách Việt . Ngoài ra Tiếng Việt  trở nên phong phú nhờ  thâu nhận nhiều từ Hán ngữ của Trung Hoa, từ ngữ Pháp Anh v.v/.v .

Theo giáo sư Lê ngọc Tru  th́ dân tộc Việt đă có từ lâu đời sinh sống tại đồng bằng Bắc Việt  và sống theo những vùng triền núi  cho tới tỉnh Quảng B́nh, chung hoà với dân tộc Mường. So sánh hai thứ tiếng Mường Việt, ông cho rằng tiếng Việt và tiếng Mường có lẽ từ một nguồn gốc mà ra.Tiến sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm cùng một lư luận về tiếng Việt. Các nhà nhân chủng học cho rằng  người Mường là tiền Việt v́ trong ngôn ngữ, tục lệ có nhiều điểm tương đồng với người Lạc Việt   Tiếng Việt và tiếng Mường tương tự. : ví dụ tiếng Mường   Móc Hai  pa tḷy tất nủy không tlu kà tăm ăn lá tô  c̣n tiếng Việt  th́   một Hai ba trời đất núi sông trâu gà tằm ăn lá dâu.

Trong ngôn ngữ  Việt có những câu nói hoàn chỉnh đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xă hội . Những câu nói đó được goị là tục ngữ. 

  • Học thầy không tày học bạn.
  • Lửa thử vàng, gian nan thử sức
  • Ruộng sâu, Trâu nái không bằng Con Gái đầu l ̣ng
  • Ruộng bề đề, không bằng nghề trong tay
  • Lớn bát cơm, to bó lúa
  • Khôn như tiên không tiền cũng dại, dại như chó có cũng khôn
  • Thóc lúa về nhà, lợn gà ra chợ
 
   

 6-  Ăn Học

 

Ở các trường học Việt trước đây không lâu lắm, thường  nhấn mạnh : Tiên học Lễ, hậu học Văn.    Câu nói đó có nghĩa trước tiên là  phải học  làm người  đạo đức nghĩa  là  làm con người có nhân nghĩa lễ trí tín, rồi sau đó học viết,và học kiến thức.  

 

Viết tiếng Việt.

 Thời xa xưa  trước  thời Bắc thuộc, chữ viết của người Việt Cổ  là chữ h́nh con ṇng nọc được thấy trên trống đồng, Đông Sơn. Sau này thời Bắc thuộc, chữ viết  là chữ nôm..   

 

 Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán, để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. 

[.....>Chữ Nôm năm (năm tháng) = niên ( biểu ư) + nam ( biểu âm)]

  Chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. theo hướng ghi âm tiếng Việt.  Thời Lư thế kỷ thứ XI đến thời Trần thế kỷ XIV hệ thống chữ Nôm thực sự hoàn chỉnh. Đời Trần có cuốn Thiền Tông Bản Hạnh. Thời Tây Sơn có  tác phẩm như Hịch Tây Sơn, và khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đă có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm.

Sau này từ thế kỷ 17. Chữ quốc ngữ là chữ chúng ta hiện dùng. Các chữ cái là chữ  gốc Latinh.  Chữ quốc ngữ  thuận lợi, dễ học, và học mau chóng. Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục ḍng tên người châu Âu,   Alexandre De Rhodes đă có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ.   Alexandre de RHODES viết quyển Từ điển Portugais-Latin-Vietnamien 1651  có phần về ngữ pháp tiếng Việt và cuốn Phép giảng tám ngày.  Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói b́nh dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Chữ viết  có tiêu chuẩn

Người Nam nói dường ngủ, dường tược nhưng phải viết giường ngủ, vườn tược.
 Người Bắc nói chiến chanh nhưng phải viết là chiến tranh

 
   

7-       Ăn Mặc

Tập tục về   Ăn Mặc

Nam Giới

Ở miền Bắc  và miền Trung,  quần áo nam giới thường bằng vải đồng lầm nhuộm nâu C̣n ở miền Nam, quần áo nam giới phổ biến là bằng vải đen.

A-- Áo

1- Áo cánh

Ở miền Bắc, và miền Trung áo cánh th́ ngắn. Loại áo này bốn thân cài cúc giữa, hay năm thân cài cúc bên, may cổ tṛn đứng, Hai vạt trước có hai túi. Áo ngắn có thể xẻ tà, có thể bít tà.

Ở miền Nam áo cánh th́ ngắn nhưng may rộng răi theo kiểu bà ba. Áo cũng bốn thân, cổ đứng, cài khuy giữa, ống tay rộng.

 Người nghèo quá, áo bằng vải gai cộc tay hở nách, thân áo ngắn hở cả lưng....,

ở miền Trung có loại áo lác. Áo lác cũng là là loại áo ngắn nhưng đan bằng thứ cỏ lác để dùng khi giá rét.

 Đa số đàn ông khi lao động hay cởi trần nhưng vẫn thắt dây lưng vải.

2- Áo dài

Áo dài là y phục dành cho hội hè, lễ Tết. Áo dài the thâm th́ thường mặc thêm áo dài trắng bên trong. giành cho những người có chức tước hoặc giàu có trong xă hội..

            

B --Quần

 

1- Quần dài.

 Đàn ông Bắc, và Trung mặc quần lá tọa . Quần lá tọa là loại quần may rộng, ống thẳng, đũng thấp và sâu, cạp quần (lưng quần) to bản. Khi mặc quần, thắt dây lưng ra ngoài cạp rồi kéo cạp lên hoặc xoắn cạp làm cho ống quần cao lên. Khi mặc, người đàn ông thả phần cạp thừa phía trên rũ xuống ḷe x̣e ra ngoài thắt lưng.  V́ thế, quần được gọi là lá tọa. Lúc lao động người đàn ông c̣n cuốn dần ống quần lên đến quá bắp chân và xoắn gọn lại (gọi là quần xắn móng lợn)...

Có loại quần ống sớ . Quần ống sớ th́ ống thẳng,và đũng cao: màu trắng, ống hẹp

C̣n đàn ông miền Nam mặc quần dài theo kiểu bà ba.

 

2- Khố rồi quần đùi.

. Chiếc khố mang tên khố đuôi lươn . Khố đuôi lươn thường thấy mặc vào cái cảnh i làm lụng " Quần đùi là loại quần cụt để lao động cho thuận tiện.

Khi biểu diễn cồng chiêng và các nhạc cụ của sắc dân th ́ nếu ai không mặc khố th́ không được diễn. V́ lẽ đó mà khố là một trang phục truyền thống không bị mai một.

 

Trang phục phụ theo

 

A-Tóc

Tóc đàn ông để dài như tóc đàn bà, búi cao gần lên phía sau đỉnh đầu.

Người lao động chít khăn đầu ŕu; khăn là miếng vải vuông, mỗi chiều 40 cm - 50 cm. Khi đi trảy hội, đầu quấn khăn lượt đen khi mặc áo dài. chất liệu thường là loại vải lượt (sau thay bằng loại vải mềm khác như nhiễu.

Mùa rét các cụ đội mũ ni, một loại mũ có hai miếng vải che kín cả hai tai cho đỡ rét.

thành thị, th́  nhiều người đàn ông  đă cắt tóc ngắn nhưng vẫn quấn khăn lượt khi ra ngoài xă hội. Ra đường gặp mưa, dùng ô màu trắng hay đen, thường gọi là ô cánh giơi .Người đứng tuổi khi ra ngoài xă hội vẫn đội khăn xếp, khăn xếp h́nh thức vẫn như khăn quấn, nhưng được làm sẵn, khi cần chỉ chụp lên đầu.   Vào những thập niên sau, nhiều người Việt cắt tóc ngắn khi ra ngoài xă hội đội mũ cát (casque) trắng.... Mũ cát trắng có loại rộng vành, có loại hẹp vành,

 

B- Chân

Những người lao động thường đi chân không. Khi có việc đi đâu hoặc buổi tối rửa chân mới xỏ đôi guốc gỗ một quai ngang hay hai quai chéo. Người già đi guốc mũi cong. Người miền Nam guốc gỗ một quai.v..v..v

Khi hội hè, lễ Tết, những người giầu sang hay có chức tước th́ chân thường mang văn hài  có thêu h́nh rồng hoặc h́nh hoa lá, bướm..

. Người miền Nam th́ Chân thường mang giày da láng giày guốc (đế bằng gỗ, mui trên bằng da) Những người Việt Tây Học thích đi giầy Tây bằng da đen

 
 

 

Nữ Giới

 A-- Áo

1-Áo tứ thân, rồi áo dài,

Khoảng thời điểm của năm 1930 tới 1950 chiếc áo dài được may hơi rộng rộng, không bó sát thân h́nh, v́ người phụ nữ phải mặc chiếc áo cánh ngắn tay bên trong, thông thường là áo may bằng hàng cotton, mỏng , sợi   tơ vải rất thanh và nhẹ, gọi là áo "phin nơn".  Chiếc áo ngắn đó có túi nho nhỏ  bên  hai vạt áo. Hàng áo dài thường là lụa, vải , c̣n gấm và tơ dành cho những người giầu có. Người nghèo th́ may áo dài bằng vải.

Màu áo thường  là  mầu nhạt, nhẹ nhàng.Khuy áo được dính vào áo bằng  chân khuy. Chân khuy áo được tết bằng hàng vải cùng mầu, hay chính vải của áo

Sau đó mốt áo được cải biến dần dần, cứ vài năm lại thay đổi một tư, khi th́ cổ áo được may thấp, khoảng  1  centimét rưỡi, đến 3 centimét  là tối đa.

2- Quần

Quần mặc với áo dài cũng được thay đổi theo mốt luôn. Mầu quần căn bản là quần lụa trắng, hoặc đen, nhưng thường người ta  mặc quần trắng, chỉ mặc quần đen vào những kỳ có kinh nguyệt. Quần thường  may bằng hàng lụa mềm, may dài đến gót chân, ống quần rộng khoảng một gang tay ruỡi, lưng quần được ḷng  dây thun. Khi đến miền Nam vào năm 1954, người  miền Nam có sáng kiến hay, họ mặc quần nút bấm, th́ quần được may sát  ṿng bụng, may vừa đứng eo, và để thân h́nh có chui lọt được, bên hông phía trước của quần được xé xuống  chừng một gang tay, và có nút bấm, loại quần này khi mặc với áo dài sẽ đẹp hơn, v́ vải không cộm lên ở bụng  như lưng quần bằng thun, mà nh́n sẽ rất mượt mà.

3-Áo Bà Ba

ÁO  BÀ BA  vốn là  “áo không có cổ “   Thân áo phía sau may bằng 1 mảnh vải nguyên. Thân trước gồm 2 mảnh.Ở giữa có dẫy khuy cài chạy dài từ trên xuống.. Áo chít eo, xẻ tà vửa phải ở hai bên hông, đọ dài của  áo chỉ trùm qua mông gần như bó sát thân Áo Bà Ba kết hợp với chiếc quần đen dài chấm gót chân,cùng với tấm lưng ong thanh thoát làm tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng và lả lướt của  phụ nữ Việt Nam.

 4-Áo yếm

Phụ nữ Việt ở mọi tầng lớp giai cấp xă hội đều mặc yếm, từ các tôn nữ công chúa nơi thâm cung, các phu nhân tiểu thơ của những gia đ́nh  quư tộc, đến những người phụ nữ b́nh dân tần tảo, vất vả sớm hôm để nuôi chồng nuôi con.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. H́nh dáng của chiếc yếm có thể là đă được thay đổi theo thời gian nhưng nó lần đầu tiên được ghi nhận  vào thế kỷ 12 dưới triều Lư.

 

   5-Vấn tóc và Răng đen

Quá tŕnh  lịch sử  cho biết rằng ở thế kỷ 19, phụ nữ Việt hai miền Nam Bắc để những kiểu tóc khác nhau. Phụ nữ xứ Bắc từ đèo ngang trở ra để tóc dài và rẽ cân đối sang hai bên với đường ngôi chính giữa, buộc lại sát đầu bên cạnh rồi bọc trong một cái khăn hẹp mà dài  để quấn một ṿng quanh đầu. Đuôi tóc được cắt bên cạnh để thừa ra một túm phía trên gọi là đuôi gà. Đó là nét duyên dáng đầu tiên của người phụ nữ xứ Bắc nên mới có câu:

" Một thương tóc bỏ đuôi gà."

               Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

                          Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua.

 

Cách đây không đến một thế kỷ, người phụ nữ đẹp không những phải có làn da trắng hồng mà c̣n phải có hàm răng đen nháy. H́nh ảnh quả dưa hấu bổ đôi đă thành biểu tượng của người đẹp: má đỏ hồng, răng đen tuyền. H́nh dung người phụ nữ đẹp đi vào câu ca dao:

Lấy chồng cho đáng tấm chồng,

Bơ công tô điểm  má hồng rằng đen.

 

 

Tiếp theo     Khái quát về Văn Hóa Việt ( tiếp theo)